Khởi nghiệp lần đầu: Những điều cần biết về gọi vốn đầu tư

Khởi nghiệp lần đầu: Những điều cần biết về gọi vốn đầu tư

20/03/2023 228

Nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường và giao thương thuận lợi mà không cần nguồn đầu tư vốn bên ngoài nào cả. Với số khác, gọi vốn từ các nhà đầu tư khác là chuyện chỉ làm 1 lần – có thể gọi vốn cho việc phát triển một thử nghiệm công nghệ hoàn toàn mới ở giai đoạn chưa tạo doanh thu hoặc cung cấp tài lực cần thiết để tham gia thị trường mới khi doanh nghiệp phát triển. Nhưng với một số doanh nghiệp khác, là cả một quá trình liên tục, bắt đầu với nguồn vốn khởi đầu rồi chuyển sang tài trợ phát triển và nhiều vòng gọi vốn từ những nhà đầu tư mạo hiểm. Và nếu các vòng gọi vốn tăng tiến không theo đường lối nào cả thì nó thường là để hỗ trợ cho sự phát triển quá nhanh chóng.

Doanh nghiệp thường bắt đầu với 1 hay 2 nhà sáng lập nắm giữ 100% cổ phần, sau đó sẽ thu nạp thêm nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức cùng với quy định và lịch trình riêng.

Trong một quy trình phát triển, nhà sáng lập và những nhà đầu tư từ sớm thấy rằng sở hữu của họ sẽ bị lu mờ khi có thêm những nhà đầu tư mới tham gia. Đến một mức độ nào đó, tùy thuộc nhà đầu tư muốn can thiệp ít hay nhiều – việc điều hành cũng sẽ bị lu mờ, nhất là khi phải ra một quyết định quan trọng vì nhà sáng lập giờ đây phải làm hài lòng cả một đám đông đồng sở hữu

Vậy việc phát triển nhờ vào nhiều nguồn vốn trong một thời gian dài có ý nghĩa gì với một doanh nghiệp phát triển quá nhanh? Và điều gì có thể giúp điều chỉnh sự quan tâm và tham vọng của những nhà sáng lập và nhà đầu tư?

Nhà sáng lập cần biết thế nào là Vòng gọi vốn cơ bản; những cách thoái vốn; lộ trình của nhà đầu tư và giảm cổ phần là thế nào khi công ty phát triển gọi vốn và phát triển.
 
1. Vốn khởi đầu (Seed capital)

Phần cơ bản đầu tiên của việc tài trợ là “Vốn khởi đầu”. Vai trò truyền thống của vốn khởi đầu là cung cấp nguồn lực để thương mại hóa một sản phẩm hay dịch vụ.

Tiêu biểu là nó sẽ kích hoạt doanh nghiệp chưa tạo doanh thu để phát triển một ý tưởng hay sản phẩm  – ví dụ như bằng một mô hình thử nghiệm hay phiên bản đầu tiên.

Nhắc lại là không phải tất cả đều đòi hỏi nguồn vốn tài trợ trong giai đoạn này và đối với một số doanh nghiệp, lựa chọn ưu tiên là “tự lực cánh sinh” (nếu như có đủ khả năng) hoặc nhận sự hỗ trợ tiền bạc từ gia đình và bạn bè, dưới hình thức một khoản vay hay sẽ trả lại bằng cổ phần sau này.

Nhưng trong một số trường hợp, cần nhiều hơn những nguồn lực có sẵn. Ví dụ, nếu như đó là một sản phẩm công nghệ, quy trình phát triển và định hình ý tưởng sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền. Vì vậy rất cần có vốn khởi đầu lớn hơn.

Ngoài gia đình và bạn bè ra, còn có những nguồn tài trợ khác mà nhà sáng lập có thể tiếp cận (như các Quỹ hỗ trợ phát triển ở địa phương…), những nhà đầu tư thiên thần (cá nhân hay tập đoàn) hoặc một số ít các tổ chức đầu tư mạo hiểm nhiều tham vọng.

Tuy nhiên các website gọi vốn cộng đồng đang phát triển mạnh trên thị trường như Crowdcube và Seedrs. Các website hay những loại hình tương tự khuyến khích những doanh nghiệp trẻ tự giới thiệu đến cộng đồng nhà tài trợ. Nhà đầu tư có thể thuộc mọi thể loại từ dân nghiệp dư nhỏ lẻ cho đến những người chuyên nghiệp.

Nếu lấy Crowdcube – website gọi vốn cộng đồng được thành lập sớm nhất làm ví dụ, khoản đầu tư trung bình của một cá nhân cho một doanh nghiệp là 2,500 bảng Anh. Kết cục là nếu gọi vốn khoảng 50,000 bảng Anh sẽ có nguồn tiền từ hàng tá nhà đầu tư. Mỗi người sẽ đặt vào một khoản tiền khác nhau. Một số họ là các nhà đầu tư thiên thần với những danh xưng khác, một số khác chỉ là nghiệp dư tham gia vô tình.

Những nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể cản trở một doanh nghiệp được nhiều cá nhân tài trợ, đặc biệt là khi mỗi nhà đầu tư trở thành cổ đông. Chuyên gia Luke Lang của Crowdcube – tổ chức hoạt động theo cách này – không nghĩ rằng đây là vấn đề khi cho biết “Nền tảng gọi vốn từ cộng đồng có thể hỗ trợ doanh nghiệp thông qua nhiều vòng gọi vốn.”.

Theo ghi nhận, Seedrs vận hành một cơ cấu đại diện có nghĩa là khoản đầu tư của cộng đồng sẽ duy trì với tên một cổ đông mà Seedrs chứng tỏ rằng sẽ làm cho vòng gọi vốn tiếp theo ít rắc rối hơn và hấp dẫn hơn cho những nhà tài trợ phát triển như các công ty đầu tư mạo hiểm. Trong trường hợp của Crowdcube, chỉ những nhà đầu tư lớn có quyền biểu quyết mặc dù tất cả đều nắm giữ cổ phần.
 
2. Tài trợ giai đoạn đầu

Một khi công ty bước qua giai đoạn vốn khởi đầu và bắt đầu quá trình đưa sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng, thì sẽ đi vào tài trợ giai đoạn đầu hay tài trợ khởi động. Trong thuật ngữ của nhà đầu tư có thể tìm thấy những khái niệm tương tự nhau như nhóm người tham gia, nhà đầu tư thiên thần có tên, quỹ đầu tư mạo hiểm và nền tảng gọi vốn cộng đồng – đây là những thành phần sẽ tham gia tài trợ trong giai đoạn này.

Một đại diện khác của gọi vốn cộng đồng là SyndicateRoom tham gia thị trường và chuyên môn hóa trong việc đem đến những nhà đầu tư thành thạo, theo sát công ty khi nâng mức tài trợ và đưa ra những đề xuất hiệu quả.
 
3. Tài trợ phát triển

Sau giai đoạn này có thể có thêm các vòng gọi vốn khác cho các mục tiêu nhất định. Ví dụ như tài trợ phát triển có thể được huy động để gọi vốn cho việc thôn tính thị trường hay tiếp cận thị trường mới hoặc chuẩn bị cho việc ra mắt ở thị trường chứng khoán.

Không có 2 công ty nào có lộ trình hoàn toàn giống nhau. Ví như một công ty công nghệ với tiềm năng phát triển lớn có thể tự tìm được tài trợ qua các vòng gọi vốn: vốn khởi đầu, tài trợ giai đoạn đầu đến tài trợ phát triển từ cùng một công ty đầu tư mạo hiểm (hay một nhóm công ty).

Việc này sẽ tiếp tục đến khi tất cả thoái vốn bằng việc bán lại hay tài trợ lại của doanh nghiệp khi các công ty đầu tư tư nhân lớn hơn nhảy vào.

Cách khác là những người đến sau sẽ mua lại từ những nhà đầu tư từ sớm. Hoặc những nhà đầu tư từ sớm sẽ vẫn ở lại khi có nhà đầu tư mới vào.

Theo Twenty.vn

1 đâsdádsa

đâsd