Dự án Zo Homestay & Village Mai Châu cơ sở 3

Trang chủ

/

Dự án Zo Homestay & Village Mai Châu cơ sở 3

Thông tin chi tiết

Chương I. MỞ ĐẦU
 
I. Giới thiệu về chủ đầu tư
  • Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH ZO HOSPITALITY VIỆT NAM
  • Đại diện pháp luật: Nguyễn Thành Viên Chức vụ: Giám đốc
  • Địa chỉ trụ sở: Số 7 Hàng Muối, Hoàn Kiếm, Hà Nội

II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
  • Tên dự án: Làng sinh thái ZO Village Mai Châu
  • Địa điểm xây dựng: Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình
  • Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
  • Tổng mức đầu tư: 20.307.781.000 VNĐ.

III. Sự cần thiết xây dựng dự án
Những năm qua, tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là việc xây dựng và thực hiện. Đề án phát triển du lịch đã góp phần hoàn thiện hệ thống du lịch, tạo dựng được hình ảnh HòaBình thân thiện, gần gũi trong mắt khách thamquan. Hạ tầng du lịch của tỉnh được đầu tư có trọng điểm, các Làng được hình thành và phát triển. Hòa Bình có nhiều địa điểm du lịch tiềm năng, bước đầu được quan tâm đầu tư như: Bản du lịch Bản Lác, suối ngọc vua bà, Làng Thác Thăng Thiên, nhà máy thủy tiện Hòa Bình, Thung Nai, Bản du lịch Giang Mỗ, Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh, Làng suối khoáng Kim Bôi, Cửu thác Tú Sơn, Đỉnh Thung Luông… du lịch đến Hòa Bình và doanh thu dịch vụ du lịch năm sau cao hơn nămtrước và xếp thứ 20/63 tỉnh cả nước về thu hút khách quốc tế; tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân giai đoạn 5 năm 2011-2015 đạt gần 30%/năm. Năm 2016 được đánh giá là một năm thành công của ngành du lịch Hòa Bình, đưa Hòa Bình trở thành một thương hiệu mới trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực. Lượng khách du lịch đến Hòa Bình tham quan, nghỉ ngơi đạt hơn 2,602 triệu lượt khách, tăng 25% so với năm 2015 (trong đó khách du lịch quốc tế đạt 205.950 lượt, tăng 20%).Tổng doanh thu du lịch đạt hơn 1.037 tỉ đồng, tăng 31% so với năm 2015. Đặc biệt, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh, thúc đẩy phát triển du lịch biển đảo với 15 dự án mời gọi đầu tư và đã thu hút nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực tài chính trong việc đầu tư khu tâm linh, khu khoa học, các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí cao cấp mang tầm quốc tế. Bên cạnh đó, với tiềm năng và lợi thế của mình, Hòa Bình không chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư về vị trí chiến lược và hạ tầng đồng bộ; tài nguyên và tiềm năng phong phú; kinh tế phát triển năng động, an ninh chính trị ổn định; hoạch định mang tính đột phá và sự mời gọi nhiệt thành; chính sách thông thoáng và cởi mở… mà còn bởi thủ tục đầu tư nhanh gọn.

Từ thực tế trên, để góp phần thực hiện chiến lược phát triển coi du lịch là thế mạnh của tỉnh, công ty TNHH Zo Hospitality Việt Nam tiến hành nghiên cứu và xây dựng dự án “ Làng sinh thái Zo Village Mai Châu” tại Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nhằm phát huy tiềmnăng và thếmạnh của địa phương, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội.

IV. Các căn cứ pháp lý
  • Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
  • Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
  • Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  • Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
  • Nghị định số 59/2015/NĐ-CPngày 18/6/2015 củaChính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  • Quyết định số 957/QĐ-BXDngày 29/9/2009 củaBộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
  • Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
  • Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
  • Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ Tướng Chính phủ V/v Phê duyệt
  • Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

V. Mục tiêu dự án

Mục tiêu chung.
Khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương trong mối tương quan với vùng, cả nước và quốc tế để phát huy vị trí, vai trò của tài nguyên du lịch đối với cả nước và trên trường quốc tế. Qua đó, xác định mô hình đặc trưng, có tính hấp dẫn cao để góp phần thúc đẩy du lịch Hòa Bình phát triển.

Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng; du lịch trãi nghiệm. Đồng thời tiến hành đầu tư xây dựng các khu vui chơi mạo hiểm, khu nghỉ dưỡng mà loại hình du lịch công đồng còn thiếu.Từ đó đa dạng hóa loại hình du lịch của tỉnh nhà.

Phát triển du lịch Hòa Bình vừa truyền thống vừa hiện đại để phát huy các giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch xung quanh hệ thống tài nguyên du lịch núi rừngTâyBắc

Vị trí dự án được xây dựng tại Bản Lác, Huyện Mai Châu, một huyện nằm tại thung lũng giữa núirừngTây bắc nên rất thuận lợi trong việc xây dựng dự án.
 
Mục tiêu cụ thể
Dự án “Làng sinh thái ZO Village Mai Châu ” nằm tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có tính khả thi cao bởi vì:
Khách du lịch ghé thăm Hòa Bình trong năm 2016 khoảng 2,6 triệu lượt và dự kiến đến năm 2020 khoảng 5 triệu lượt khách. Tiềm năng về Làng, khu vui chơi giải trí cũng như du lịch sinh thái là rất cao. Nếu tính khoảng 10% lượng khách ghé lại khu nghỉ dưỡng thì hàng ngày phải tiếp đón khoảng 600- 800 lượt khách/ ngày.

Dự án “ Làng sinh thái ZO Village Mai Châu” tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được đầu tư phát triển các hạng mục như:
  • Nhà hàng ăn uống
  • Khu vườn nướng BBQ
  • Khu tắm thác đổ
  • Khu vui chơi hồ bơi.
  • Khu Bungalow homestay
  • Khu nhà sàn tập thể.
  • Khu nhạc nước DJ
  • Khu café giải khát
  • Khu giao lưu karaoke
  • Khu mua sắm hàng lưu niệm.
  • Khu chèo thuyền khám phá lòng suối

Góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng và tạo ra một địa điểm vui chơi, du lịch sinh thái lành mạnh cho người dân địa phương cũng như du khách.
 
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I. Thông tin chung
Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án

Vị trí địa lý:
Nằm ở phía TâyBắc của tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội 130km, cách thị xã Hòa Bình 60km được núi non bao bọc. Mai Châu có toạ độ địa lý 20o24′ – 20o45′ vĩ bắc và 104o31′ – 105o16′ kinh đông; phía Đông giáp huyện ĐàBắc và huyệnTân Lạc, phíaTây và phía Namgiáp huyện Quan Hóa của tỉnhThanh Hóa, phíaBắc giáp huyệnVân Hồ của tỉnh SơnLa.

Địa hình:
Địa hình MaiChâu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe,suối và núi cao.Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt:
- Vùng thấp phân bố dọc theo suối Xia,suối Mùn và quốc lộ 15, có diện tích gần 2.000 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ.
- Vùng cao giống như một vành đai bao quanh huyện, gồm 8 xã với tổng diện tích trên 400 km2, có nhiều dãy núi, địa hình cao và hiểm trở. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 800 – 900m, điểm cao nhất là 1.536m (thuộc địa phận xã Pà Cò), điểm thấp nhất là 220m (thị trấn Mai Châu). Độ dốc trung bình từ 30 đến 35o. Nhìn tổng thể, địa hình Mai Châu thấp dần theo chiều từTâyBắc xuống Đông Nam. Ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao, bức xạ của vùng tương đối thấp,số giờ nóng trong ngày vào mùa hè là 5 – 6 giờ, mùa đông là 3 – 4 giờ. Độ ẩm trung bình năm đạt 82%. Khí hậu Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất là 146 ngày, chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Lào. Trong mùa mưa có gió Nam luôn bổ sung độ ẩm và hơi nước, cường độ gió tương đối mạnh. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 nămtrước đến tháng 4 nămsau với khí hậu khô hanh, độ ẩm xuống thấp, có ngày có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét. Biến động nhiệt độ trong ngày cao. Hướng gió thịnh hành là gió mùa đông bắc.

Dân cư, dân tộc:
Mai Châu là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc. Năm 2016, dân số huyện Mai Châu khoảng trên 55.000 người. Trong đó, người Thái chiếm đa số gần 60%, dân tộc Mường chiếm14,05%, người Kinh chiếm 14,01%, người Mông chiếm 9,6%, người Dao chiếm 2,02%, còn lại là đồng bào các dân tộc khác chiếmtỷ lệ rất nhỏ. Ngoài thị trấn MaiChâu tập trung đông dân cư, là trung tâmkinh tế, chính trị, văn hoá của huyện, hiện nay ở huyện cũng đã hình thành những tụ điểm dân cư theo hướng đô thị hoá như: CoLương (VạnMai), ĐồngBảng (ĐồngBảng)…,những khu dân cư này phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 15 và là những hạt nhân làm chuyển biến tích cực cho kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Mai Châu.

Tài nguyên văn hóa du lịch:
Theo số liệu thống kê năm 2015, huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là 57.127,98 ha; dân số 54.537 người. Mai Châu có hệ thống sông, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nước phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài hai con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, ở Mai Châu còn có 4 con suối lớn là suối Xia dài 40 km, suối Mùn dài 25 km, suối Bãi Sang dài 10 km và suối Gò Lào dài 14 km cùng với nhiều khe, lạch, mạch nước, hệ thống các ao, hồ tự nhiên và nhân tạo. Hệ thống núi đá của Mai Châu là nguồn đá nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành xây dựng cũng như các ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Một số xã ở vùng cao như Pù Bin, Noong Luông, NàMèo còn rảirác có vàng sa khoáng với trữ lượng không lớn. Được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan môi trường ở Mai Châu rất đẹp, với núi non hùng vĩ, thảm rừng được bảo vệ luôn giữ màu xanh tươi. Ngoài ra, Mai Châu từ lâu đã nổi tiếng với những di tích, danh thắng là điểm thu hút đông đảo khách du lịch như: hang Khoài, hang Láng, hang Chiều, hang Bộ Đội, bản Lác (Chiềng Châu), bản Bước (Xăm Khoè), xómHang Kia (Hang Kia),…

II. Quy mô sản xuất của dự án.

Đánh giá nhu cầu thị trường.
Tuy kinh tế khó khăn, đi du lịch vẫn còn là một thói quen của đông đảo người dân các quốc gia. Đóng góp 6% cho tổng GDPtoàn thế giới, ngành du lịch năm2015 có số lượt khách quốc tế là hơn 1 tỷ lượt khách và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 3,3% để đạt mức 1,8 tỷ lượt khách năm2030. Trong đó, đáng lưu ý là các thị trường mới nổi sẽ đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với trước và chiếmhơn một nửa lượng khách du lịch ước tính với con số khách đến riêng các thị trường này đạt 1 tỷ lượt vào năm2030.
 
Nhu cầu về sản phẩmdu lịch sẽ có sự thay đổi, khách du lịch đang trong xu hướng thay đổi hành vi từ kiểu “viếng thăm, ngắm cảnh” thông thường tới các điểm đến mà muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của bản địa nhằm phát triển bản thân cá nhân của chính mình Các hình thức này đang được gọi chung là du lịch vì sức khỏe (tinh thần và tâmtrí-WellnessTourism).

Công nghệ phục vụ du lịch cũng có sự thay đổi- do đặc tính di chuyển cao, các dịch vụ xúc tiến, bán sản phẩm du lịch cũng sẽ đòi hỏi sự thay đổi theo yêu cầu của sản phẩm với mức độ phản hồi ngay lập tức để tạo sự hài lòng và thoải mái cho khách. Một con số thống kê nhanh sơ bộ cho biết giao dịch bán hàng qua mạng trên toàn thế giới năm 2012 đạt 524 tỷ USD, tăng trưởng với tốc độ 8,4% và còn được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao hơn nữa- 9,5-10% trong giai đoạn 5 năm tới đây. Đi sâu vào các đặc thù của xu hướng du lịch, có thể lưu ý thêm một số điểm như sau của thịtrường khách quốc tế:

Thứ nhất: Cơ cấu nguồn khách sẽ ngày càng đa dạng:
- Về khả năng chi tiêu: du lịch đang ngày càng phổ biến, không chỉ những người giàu có từ các nước phát triểnmới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều quốc gia khác nhau cũng thamgia ngày càng đông đảo;
- Về độ tuổi: người già, người mới nghỉ hưu đi du lịch ngày càng nhiều nên cần có những chương trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dưỡng cho đối tượng khách này.
- Về nhân thân: số người độc thân đi du lịch ngày càng tăng.
- Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình khiến khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ sung các trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu của nữthương nhân.
- Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch vớisự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em.

Thứ hai: Xu hướng chọn các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện với môi trường.
Đây là xu hướng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhất là khách đến từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khoẻ, ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên. Vì vậy, cần triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các những chương trình, dịch vụ thân thiện vớimôi trường.

Thứ ba: ngày càng nhiều người sử dụng thời gian nhàn rỗi và thu nhập để nghỉ ngơi và hưởng thụ các dịch vụ có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp.
Đáp ứng xu hướng này, cần tạo những khu vực không hút thuốc lá, không bán và phục vụ rượu mạnh, bổ sung các thực đơn tăng cường rau, củ, quả chứng minh được nguồn gốc, các món ăn ít béo, đường, calo hoặc ít carbohydrate, các đồ uống ít calo và ít cafein, tăng cường tổ chức câu lạc bộ sức khoẻ với những dụng cụ,thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân tennis, bể bơi, bể sục, phòng tắm nước khoáng, ngâm thuốc bắc, nơi phơi nắng hoặc các phòng matxa… ; các dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh thời đại như các bệnh gut, tiểu đường, timmạch…v.v.

Thứ tư: Xu hướng ngày càng tăng nhu cầu khách lựa chọn chương trình du lịch có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch.
Ví dụ: nghỉ biển kết hợp với hội nghị, du lịch khen thưởng kết hợp thăm dò thị trường, du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày kết hợp với casino..v.v. đòi hỏi các cơ sở đa dạng hoá các sản phẩm như tạo chương trình nghỉ ngơi tham quan di tích lịch sử kết hợp thăm trang trại trồng rau, chè và cây ăn quả, tổ chức các hoạt động giải trí trên biển.

Thứ năm: xu hướng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói.
Du lịch mang tính cá nhân nhiều nhất là dịch vụ ăn uống. Vì vậy các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, khách sạn thường kết hợp tổ chức các chương trình chỉ cung ứng một phần dịch vụ du lịch như Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (VietnamAirlines) đã tổ chức khá thành công gói sản phẩm Free and Easy chỉ gồm vé máy bay, dịch vụ đón tiễn sân bay và 3 đêmkhách sạn. Nếu có nhu cầu, khách có thể tiếp tục mua tourlẻ và các dịch vụ khác tại điểmđến. Như vậy, để hỗ trợ thúc đẩy xu hướng này, cần hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch bằng các công cụ cập nhật theo đời sống hiện đại như các mạng mobile, mạng xã hội như Facebook, Twitter…

Thứ sáu: Xu hướng đi nghỉ rời xa những nơi đô thị ồn ào, đến những nơi yên tỉnh, biệt lập.
Đây là một xu hướng khiến các điểmdu lịch ở các vùng xa trung tâm đô thị ngày càng đông khách. Như vậy, xuất khẩu của dịch vụ du lịch có tiềmnăng lớn cho những vùng sâu vùng xa và đặc biệt khả năng cùng hỗ trợ xúc tiến thương mại. Trong thời gian tới cần chú trọng hơn tới xu thế du lịch vì sức khỏe, vì xu hướng này hiện chưa được nhìn nhận một cách thích đáng trong các chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, vùng và cả nước. Theo đó cần đẩy mạnh liên kết vùng theo chuỗi cung ứng, hình thành các mô hình giúp phát triển sản phẩmdu lịch mới: du lịch văn hóa, du lịch chăm sóc sức khỏe cá nhân, du lịch MICE, du lịch tàu biển, định vị du lịch cho từng khu vực.

Hiện trạng ngành du lịch của thành phố: Mai Châu đẹp như một bức tranh, mỗi mùa một vẻ. Vào mùa xuân, Mai Châu như tràn ngập sắc màu của hoa mận trắng và hoa đào đỏ thắm. Vào mùa hè, khung cảnh nơi đây được bao phủ bởi một màu xanh mơn mởn của cây rừng, của cánh đồng lúa, ngô. Đặc biệt, vào khoảng cuối thu, đầu đông, Mai Châu hiện lên với vẻ đẹp trù phú, ấm no và rực rỡ sắc vàng…Những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa lúa chín, vàng óng phủ kín trên khắp các sườn đồi, xen lẫn trong những khu nhà sàn đơn sơ của người dân tộc.
 
Ngoài phong cảnh đắm say lòng người, Mai Châu còn có nhiều di tích, danh thắng mang giá trị lịch sử – văn hoá và cảnh quan đẹp, trong đó nổi bặt có 5 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đó là: Hang Khoài (Xăm Khòe), Hang Chiều (thị trấn Mai Châu), Hang Nhật, Hang Láng, Hang Mỏ Luông (ChiềngChâu). Ngoàira, MaiChâu còn là địa phương lưu giữ kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với những nét đặc trưng của dân tộc Thái, Mông qua các hoạt động của người xưa trong các lễ hội như: lễ hội “Cầu mưa”, lễ hội “Chá chiêng” của dân tộc Thái và lễ hội “Gầu tào” của dân tộc Mông…Mai Châu có các Làng cộng đồng như: Bản Lác, Bản Poom Coọng, Bản Văn…, du lịch sinh thái BảnBước (XămKhòe), Bản Vặn
(PiềngVế)…..

Mai Châu nhờ hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên – xã hội và biết tạo ra môi trường bền vững cho phát triển kinh tế, du lịch và thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời, ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, xã hội; giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống chính trị thậtsự vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng
lực quản lý và điều hành. Đó là nền tảng cơ bản cho sự phát triển bền vững của Mai Châu trong hiện tại và tương lai.

Nhu cầu của thị trường:
Hiện nay trên địa bàn hầu như chưa thậtsự có một khu được quy hoạch cụ thể để vui chơi và du lịch sinh thái cho người dân địa phương cũng như du khách ghé thăm tỉnh Hòa Bình. Khách du lịch ghé thăm Hòa Bình trong năm2015 khoảng 2,6 triệu lượt và dự kiến đến năm 2020 khoảng 5 triệu lượt khách. Tiềm năng về Làng, khu vui chơi giải trí cũng như du lịch sinh thái là rất cao. Nếu tính khoảng 10% lượng khách ghé lại khu nghỉ dưỡng thì hàng ngày phải tiếp đón khoảng 600- 800 lượt khách/ ngày.

Như vậy, với xu thế phát triển du lịch như phân tích trên cho chúng ta thấy, thị trường du lịch phát triển như mục tiêu của dự án cho thấy phù hợp với xu thế chung và sẽ là điểm đến hấp dẫn trong tương lai của vùng sông nước miền Tây nói chung và Hòa Bình nói' riêng.
 
Xây dựng
1. Nhà hàng ăn uống, vườn nướng BBQ
- Khu ăn uống
- Vườn nướng BBQ (sức chứa 300 người,
xung quanh thác, suối)
- Nhà bếp
- Nhà vệ sinh chung

2. Khu tắm thác
- Hồ tắm

3. Khu vệ sinh

4. Khu Spa & Massage muối đá

5. Khu Bungalow Homestay

6. Khu lưu trú sinh hoạt cộng đồng

7. Khu vực chung và công trình phụ trợ
- Khu vui chơi ngoài trời
- Khu Café & Fast foods
- Đường giao thông chung
- Khu mua sắm hàng lưu niệm và sản vật địa phương

8. Khu vui chơi

9. Khu nhạc nước, DJ

10. HT cấp điện toàn khu

11. HT cấp thoát nước tổng thể

12. Hàng rào bảo vệ

13. Khu giao lưu văn hoá văn nghệ cộng đồng (Karaoke, hát dân tộc, nhảy sạp, đốt lửa , uống rượu, thơ ca)

14. Khu chèo thuyền khám phá lòng suối mơ
 
Thiết bị
- Vật tư, thiết bị trang trí nội thất khu nhà nghỉ dưỡng, khách sạn
- Dụng cụ, đồ dùng cho khu ẩm thực
- Thiết bị cho khu vui chơi thiếu nhi
- Máy móc, trang thiết bị văn phòng
- Thiết bị cho hồ bơi
- Thiết bị cho khu nhạc nước
- Thiết bị cho khám phá lòng suối
 

III. Địa điểmvà hình thức đầu tưxây dựng dựán.
Địa điểm xây dựng: BảnLác, Xã Chiềng Châu, Huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình.
Hình thức đầu tư: Dự án Làng sinh thái ZO Village Mai Châu đầu tư theo hình thức xây dựngmới.

IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dựán.

Nhu cầu sử dụng đất của dự án.

1. Nhà hàng ăn uống , vườn nướng BBQ
- Khu ăn uống
- Vườn nướng BBQ (sức chứa 300 người,
xung quanh thác, suối)
- Nhà bếp
- Nhà vệ sinh chung

2. Khu tắm thác
- Hồ tắm
- Khu vệ sinh
- Khu Spa & Massage muối đá

3. Khu Bungalow Homestay

4. Khu lưu trú sinh hoạt cộng đồng

5. Khu vực chung và công trình phụ trợ
-  Khu vui chơi ngoài trời
- Khu Café & Fast foods
- Đường giao thông chung
- Khu mua sắm hàng lưu niệm và sản vật địa phương

6. Khu vui chơi

7. Khu nhạc nước, DJ

8. HT cấp điện toàn khu

9. HT cấp thoát nước tổng thể

10. Hàng rào bảo vệ

11. Khu giao lưu văn hoá văn nghệ cộng đồng (Karaoke, hát dân tộc, nhảy sạp, đốt lửa , uống rượu, thơ ca)

Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Về phần xây dựng dự án: nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều có tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.

Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: nhân công quản lý và duy trì hoạt động của dự án tương đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phương.
 
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUY MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.

Xây dựng
1 Nhà hàng ăn uống , vườn nướng BBQ
– Khu ăn uống
– Vườn nướng BBQ (sức chứa 300 người,
xung quanh thác, suối)
– Nhà bếp
– Nhà vệ sinh chung

2. Khu tắm thác
– Hồ tắm
– Khu vệ sinh
– Khu Spa & Massage muối đá

3. Khu Bungalow Homestay

4. Khu lưu trú sinh hoạt cộng đồng

5.  Khu vực chung và công trình phụ trợ
– Khu vui chơi ngoài trời
– Khu Café & Fast foods
– Đường giao thông chung
– Khu mua sắm hàng lưu niệm và sản vật địa phương

6. Khu vui chơi

7. Khu nhạc nước, DJ

8. HT cấp điện toàn khu

9. HT cấp thoát nước tổng thể

10. Hàng rào bảo vệ
11.  Khu giao lưu văn hoá văn nghệ cộng đồng (Karaoke, hát dân tộc, nhảy sạp, đốt lửa , uống rượu, thơ ca)

12.  Khu chèo thuyền khám phá lòng suối mơ

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
 
Khu nhà hàng
Với những món ăn được chế biến công phu, độc đáo, ẩm thực truyền thống của dân tộc Thái vùngTâyBắc được xemlà cách truyền tải hữu hiệu nhất nét văn hóa của dân tộc.Tất cả món ăn của người Thái đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Thịt trâu, thịt bò, cá, gà được ngườiThái tẩm, ướp gia vịrất cầu kỳ và cẩn thận. Những món ăn độc đáo của người Thái như pà pỉng tộp (cá nướng), khảu lam (cơm lam), nhứa mù khủa (thịt lợn hấp), nhứa giảng (thịt trâu hun khói),… được làm rất công phu khiến người ăn nhớ mãi không quên. Từng món ăn như chứa đựng cả tấmlòng của người Thái gửi gắm vào đó.

Khu vườn nướng BBQ
Điểm đặc biệt nhất của khu sinh thái này là sáng tạo không giới hạn nhằm đem đến tiện ích tối đa cho khách hàng khi đưa vào hoạt động hệ thống vườn nướng BBQ ZO Village ngoài trời. Tọa lạc trên diện tích rộng gần 1 ha , được thiết kế hài hoà với không gian xanh ngập tràn hơi thở thiên nhiên…
 
Vào những ngày cuối tuần, người dân và du khách có thể đến vườn nướng BBQ ZO Village để thưởng thức món cá chín vàng ươm, món mực giòn bùi ngậy, món gà – vịtxườn nướng thơm lừng. Không gian xanh mát, thoáng đãng và thơ mộng bên hồ sẽ giúp quý khách xua tan đi mệt mỏi, lấy lại cảm hứng để thưởng thức những món nướng yêu thích và tận hưởng thú vui thanh tao của cuộc sống.

Khu tắm thác
Điểm nhấn đặc biệt nhất của ZO Village Mai châu chính là con suối trong xanh và thác Mơ. Lọt thỏm giữa rừng núi và cánh đống bao la củaBản Lác, thác Mơ vừa mang nét đẹp của thiên nhiên, vừamang cảmgiác thanh bình yên ả của làng quê trong ngày hè. Mang đặc trưng của những dòng thác ở đồng bằng, thác Mơ tại đây không cao,song vẫn khiến du khách đến, ngắm, nhìn và vui chơi. Trong đó, thú vị nhất là ngâm mình trong dòng chảy của nước.Cảmnhận sức nước đập vào vai, cổ hay ngụp lặn trong hồ nước mát lạnh dưới chân thác.

Khu nhà sàn tập thể
Hiện tại ZOGROUPđã có 2 cơ sở hoạt động tạiBản Lác, MaiChâu: Nhà sàn số 01 và nhà sàn số 26 với thương hiệu ZOstay Homestay. Tất cả các cơ sở đang hoạt động theo mô hình nhà sàn tập thể. Ngoài hoạt động lưu trú, các cơ sở còn có các dịch vụ ăn uống, giải trí, café giải khát…. Hằng năm2 cơ sở ZOstay Homestay đón trên 8.000 lượt khách trong nước và quốc tế.

Khu chèo thuyền khám phá lòng suối
Dòng suối Mơ nước trong vắt, quý khách có thể tham gia chèo thuyền Kayak, đua bơi, câu cá và thưởng thức các loại đặc sản của rừng và của khe suối.

Khu café
Tất cả các sắp xếp – trang trí thiên về sự tinh tế nên cũng vô cùng đẹp mắt. Toàn bộ khu vực café , nhà hàng có vị trí phía trước là đồng ruộng thênh thang vô cùng bình yên của Bản Lác sẽ giúp du khách trút bỏ hết mọi sự ồn ào náo nhiệt.
 
Khu mua sắm quà lưu niệm
 
CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.
Dự án thực hiện đầy đủ các thủ tục giao cấp đất theo quy định để tiến hành xây dựng dự án.

II. Các phương án xây dựng công trình.
 
Xây dựng
1.  Nhà hàng ăn uống , vườn nướng BBQ
– Khu ăn uống
– Vườn nướng BBQ (sức chứa 300 người,
xung quanh thác, suối)
– Nhà bếp
– Nhà vệ sinh chung

2.  Khu tắm thác
– Hồ tắm
– Khu vệ sinh
– Khu Spa & Massage muối đá

3.  Khu Bungalow Homestay

4.  Khu lưu trú sinh hoạt cộng đồng

5.  Khu vực chung và công trình phụ trợ
– Khu vui chơi ngoài trời
– Khu Café & Fast foods
– Đường giao thông chung
– Khu mua sắm hàng lưu niệm và sản vật địa phương

6. Khu vui chơi

7. Khu nhạc nước, DJ

8. HT cấp điện toàn khu

9. HT cấp thoát nước tổng thể

10. Hàng rào bảo vệ

11. Khu giao lưu văn hoá văn nghệ cộng đồng (Karaoke, hát dân tộc, nhảy sạp, đốt lửa , uống rượu, thơca)

12.  Khu chèo thuyền khám phá lòng suối mơ
 
III. Phương án tổ chức thực hiện
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều hành hoạt động của dự án theo mô hình sau:
Dự án chủ yếu sử dụng lao động của địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, dự án sẽ tuyển dụng và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ dự án trong quá trình hoạt động sau này.

IV. Phân đoạn thực hiệnvà tiến độ thực hiện,hình thức quản lý dựán.
Lập và phê duyệt dự án trong năm 2017. Năm 2017 tiến hành thi công xây dựng, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1 Gia cố hạ tầng ,san lấp mặt bằng năm 2017.
- Giai đoạn 2 Xây dựng 100% hạngmục nêu trên đưa vào khai thác năm 2018
 
CHƯƠNG V: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN DỰ ÁN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

I. Tổng vốn đầu tư của dự án
 
1. Nhà hàng ăn uống, vườn nướng BBQ
– Khu ăn uống
– Vườn nướng BBQ (sức chứa 300 người,
xung quanh thác, suối)
– Nhà bếp
– Nhà vệ sinh chung

2.  Khu tắm thác
– Hồ tắm
– Khu vệ sinh
– Khu Spa & Massage muối đá

3. Khu Bungalow Homestay

4. Khu lưu trú sinh hoạt cộng đồng

5. Khu vực chung và công trình phụ trợ
– Khu vui chơi ngoài trời
– Khu Café & Fast foods
– Đường giao thông chung
– Khu mua sắm hàng lưu niệm và sản vật
địa phương

6. Khu vui chơi

7. Khu nhạc nước, DJ

8. HT cấp điện toàn khu

9. HT cấp thoát nước tổng thể

10.  Hàng rào bảo vệ

11. Khu giao lưu văn hoá văn nghệ cộng đồng (Karaoke, hát dân tộc, nhảy sạp, đốt lửa, uống rượu, thơ ca)

12. Khu chèo thuyền khám phá lòng suối mơ
 
II.  Thiết bị
1. Vật tư, thiết bị trang trí nội thất khu nhà nghỉ dưỡng, khách sạn
2. Dụng cụ, đồ dùng cho khu ẩm thực
3. Thiết bị cho khu vui chơi thiếu nhi
4. Máy móc, trang thiết bị văn phòng
5. Thiết bị cho hồ bơi
6. Thiết bị cho khu nhạc nước, karaoke
7. Thiết bị cho khám phá lòng suối

III. Chi phí quản lý dự án

IV. Chi phí
1. Chi phí lập dự án đầu tư
2. Chi phí thiết kế bản vẽ thi công
3. Chi phí thẩm tra thiết kế BVTC
4. Chi phí thẩm tra dự toán công trình
5. Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng
6. Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị
7. Chi phí giám sát thi công xây dựng
8. Chi phí giám sát thi công lắp đặt thiết bị

IV. Chi phí khác
1. Thẩm tra phê duyệt, quyết toán
2. Thuê đất dự án
3. Kiểm toán
 
V. Phân tích hiệu quá kinh tế và phương án trả nợ của dự án
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư của dự án: 20.307.781.000 đồng. Viết bằng chữ: Hai mươi tỷ, ba trăm linh bảy triệu bảy trăm tám mốt nghìn đồng.

2. Trong đó:
- Vốn huy động (tự có): 10.258.781.000 đồng.
- Vốn vay:10.049.000.000đồng.
- Tỷ trọng vốn vay 49.50%
- Tỷ trọng vốn sở hữu 50.50%

Dự kiến nguồn doanh thu của dự án, chủ yếu thu từ các nguồn sau:
1. Phòng Bungalow 1.500.000 đ
2. Giường Dorm ( phòng tập thể) 150.000 đ
3. Café giải khát 30.000 đ – 100.000 đ
4. Vé tham dự nhạc nước 100.000 đ
5. Vé vào cửa tắm suối 40.000 đ
6. Dịch vụ ăn uống 50.000 đ – 100.000 đ
7. Dịch vụ vườn nướng BBQ 400.000 đ
8. Dịch vụ karaoke 400.000 đ
9. Dịch vụ chèo thuyền khám phá 350.000 đ/ thuyền
10. Dịch vụ chụp ảnh cưới 300.000 đ
11. Dịch vụ cho thuê xe đạp 30.000 đ
12. Dịch vụ bắn nỏ 50.000đ- 200.000đ
13. Dịch vụ đốt lửa trại 2.000.000đ

CHƯƠNG VI: CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 

Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay và trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 200 triệu- 1 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ,trung bình khoảng trên 315% trả được nợ.

Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay. KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 2,53 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảmbảo bằng 2,53 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán)ta nhận thấy đến năm thứ 4 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 5 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 4 năm kể từ ngày hoạt động. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
 
Khả năng hoàn vốn và thời điểmhoàn vốn được phân tích cụ thể của dự án. Như vậy PIp = 1,87 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1,87 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
 
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,99%).
t = Tp
O = – P +  CFt(P / F ,i%,Tp)
t = 1

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 5 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 4.

Kết quả tính toán: Tp = 4 năm 3 tháng tính từ ngày hoạt động.

Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Trong đó:
t = Tp
NPV = – P +  CFt(P / F ,i%,Tp)
t = 1
+ P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất.
+ CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao.

Hệ số chiết khấu mong muốn 8,99%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV= 14.482.314.000đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện
giá thuần là: 14.482.314.000đồng> 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 14,485% >8,99% như vậy đây là chỉsố lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời. 

VII. KẾT LUẬN
Với kết quả phân tích như trên, cho thấy hiệu quả tương đối cao của dự án mang lại, đồng thời giải quyết việc làmcho người dân trong vùng.Cụ thể như sau:
  • Các chỉ tiêu tài chính của dự án như: NPV >0; IRR > tỷ suất chiết khấu,… cho thấy dự án có hiệu quả vềmặt kinh tế.
  • Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương trung bình khoảng 1 – 2 tỷ đồng, thông qua nguồn thuế thu nhập từhoạt động của dựán.
  • Hàng năm giải quyết việc làmcho khoảng từ20 – 50 lao động của địa phương.
  • Góp phần “phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch của địa phương, xây dựng tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và phát triển kinh tế – xã hội.Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển du lịch tỉnh HòaBình giai đoạn 2015 – 2020.

Đề xuất và kiến nghị.
Với tính khả thi của dự án, rất mong các cơ quan, ban ngành xem xét và hỗ trợ chúng tôi để chúng tôi có thể triển khai các bước theo đúng tiến độ và quy định. Để dự án sớmđi vào hoạt động.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Ảnh quảng cáo bên trong dự án

Dự án liên quan

Dự án cung cấp thành phẩm thịt lợn sạch trên địa bàn Hà Nội
Dự án cung cấp thành phẩm thịt lợn sạch trên địa bàn Hà Nội

Dự án cung cấp thành phẩm thịt lợn sạch trên địa bàn Hà Nội” là một ý tưởng hay của chủ dự án muốn mang đến nguồn thực phẩm thịt lợn sạch cho người tiêu dùng. Đây là dự án mang tính thực tế cao. Khi nhu cầu về thực phẩm sạch của người dân ngày càng được đề cao thì  tiêu chí của dự án là mang đến cho người tiêu dùng một sự lựa chọn tốt nhất về chất lượng thịt lợn sạch, và thái độ phục vụ nhiệt tình. Vì vậy dự án được lên kế hoạch để thực hiện.

Dự án kinh doanh dạng chuỗi nhà hàng cơm văn phòng, bún, miến và ẩm thực đồ cuốn đặc sảm vùng miền Quảng Nam
Dự án kinh doanh dạng chuỗi nhà hàng cơm văn phòng, bún, miến và ẩm thực đồ cuốn đặc sảm vùng miền Quảng Nam

Dự án kinh doanh dạng chuỗi nhà hàng cơm văn phòng và ẩm thực đồ cuốn ở đây có vị trí rất thuận lợi. Dự án nằm trong khu Trung tâm thương mại The Pride La Khê - Hà Đông- Hà Nội.

Dự ná kinh doanh nước sâm của Công ty TNHH Intergreen Măng Đen - Kom Tum
Dự ná kinh doanh nước sâm của Công ty TNHH Intergreen Măng Đen - Kom Tum

Dự án kinh doanh nước Sâm của Công ty TNHH Intergreen” là một ý tưởng hay của Chủ dự án muốn mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm đồ uống từ nước sâm được làm từ thảo dược có tác dụng giải nhiệt và tốt cho sức khỏe.